Giả thuyết thế giới công bằng

Nguỵ biện thế giới công bằng hay giả thuyết thế giới công bằng là một thiên kiến nhận thức. Theo thiên kiến này, những hành vi của một cá nhân sẽ có khuynh hướng tự nhiên dẫn tới hệ quả công bằng về đạo đức, từ đó cho rằng những hành động cao cả sẽ được đền đáp, còn những hành động xấu xa thì bị trừng phạt. Nói cách khác, nguỵ biện này là xu hướng quy kết hệ quả hoặc hệ quả kỳ vọng là sự kiện tất yếu gây ra bởi lực phổ quát (thứ đảm bảo sự cân bằng về đạo đức) hoặc tính kế thừa phổ quát của cấu trúc sự vật (thứ liên kết hành vi và hệ quả). Niềm tin này thường ngầm khẳng định sự tồn tại của công lý vũ trụ, định mệnh, nhiếp lý thần thánh, xứng đáng (triết học), cân bằng (siêu hình) và/hoặc trật tự, cũng như đi với nhiều kiểu ngụy biện bản chất - đặc biệt là khi hợp lý hoá những đau khổ của con người, cho rằng chúng tất yếu sẽ xảy ra vì họ "xứng đáng".Giả thuyết về thế giới công bằng xuất hiện tương đối phổ biến dưới nhiều hình thức diễn đạt khác nhau, nhưng có chung hàm ý rằng những điều xấu tương ứng với hành vi chắc chắn sẽ xảy đến, ví dụ như "của thiên trả địa", "đời cha ăn mặn đời con khát nước", "gậy ông đập lưng ông", "nhân quả đấy", "gieo gió ắt gặt bão", "do ăn ở cả thôi"... Công trình nghiên cứu đầu những năm 1960 về niềm tin vào một thế giới công bằng của Melvin J. Lerner[1] đã đặt nền móng cho các nghiên cứu rộng hơn sau này của các nhà tâm lý học xã hội. Sau đó, nhiều nghiên cứu khác kiểm tra khả năng đoán trước của thuyết này trong những tình huống khác nhau ở nhiều nền văn hóa, đồng thời làm rõ và mở rộng hiểu biết lý thuyết về niềm tin thế giới công bằng.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giả thuyết thế giới công bằng http://inesad.edu.bo/developmentroast/wp-content/u... http://web.mit.edu/curhan/www/docs/Articles/biases... http://www.units.muohio.edu/psybersite/justworld/i... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.scu.edu/ethics/publications/iie/v3n2/ju... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.peplaulab.ucla.edu/Publications_files/R... http://www.lps.univ-savoie.fr/uploads/PDF/576.pdf